Header Ads

Chi cục thú y Đồng Nai

Giới thiệu Chi cục Thú y Đồng Nai

- Được thành lập vào ngày 15-12-1998 theo Quyết định số 258/QĐ.UBT ngày 22/2/1984 của UBND tỉnh Đồng Nai. Là đơn vị hành chính sự nghiệp, có trụ sở, con dấu riêng và có tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh.

Bộ phận quản lý


Họ Tên Chức danh Đơn vị Liên hệ
Ô. Hoàng Sơn Hải Chi cục trưởng 061.3827194
0903.784044
Ô. Trần Văn Quang P.Chi cục trưởng 061.3895740
0918.654922
Ô. Lê Minh Chí P.Chi cục trưởng 0613.895.739
Trần Thị Lệ
Bùi Văn Mạnh
Cán bộ tiếp nhận thông tin 0906.277.889
01683.272.441

Chức năng nhiệm vụ

Thực hiện các chương trình dự án về chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh bảo đảm chăn nuôi tỉnh nhà phát triển theo hướng bền vững.

Cấp, thu hồi các loại Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, Giấy chứng nhận vệ sinh thú y, Giấy phép hành nghề thú y, dịch vụ thú y. 

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin phòng chống dịch bệnh động vật; các loại chế phẩm sinh học, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi, thú y.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra về chấp hành pháp luật đối với các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; các của hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y.

Thực hiện quản lý nhà nước về giống vật nuôi trong nông nghiệp; tổ chức hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng giống vật nuôi đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo sự phân cấp và quy định của pháp luật.

Tuyên truyền nâng cao kiến thức chăn nuôi, pháp luật thú y trong cộng đồng người chăn nuôi; Kiểm tra xử lý các trường hợp mua bán, vận chuyển bất hợp pháp động vật, gia súc gia cầm mắc bệnh, hoặc chưa qua kiểm tra thú y.

Các đơn vị trực thuộc

  1. Trạm Chẩn đoán xét nghiệm
  2. Trạm Vật tư và Thuốc Thú y
  3. Trạm Kiểm dịch Ông Đồn
  4. Trạm Thú y thành phố Biên Hòa.
  5. Trạm Thú y thị xã Long Khánh
  6. Trạm Thú y huyện Tân Phú.
  7. Trạm Thú y huyện Định Quán.
  8. Trạm Thú y huyện Xuân Lộc.
  9. Trạm Thú y Cẩm Mỹ.
  10. Trạm Thú y huyện Thống Nhất.
  11. Trạm Thú y huyện Trảng Bom.
  12. Trạm Thú y huyện Vĩnh Cửu.
  13. Trạm Thú y huyện Nhơn Trạch.
  14. Trạm Thú y huyện Long Thành.

Hình ảnh Chi cục thú y Đồng Nai

Chi cục thú y Đồng Nai.

Liên hệ Chi cục thú y Đồng Nai

  • Địa chỉ: Số 11 Đường Đồng Khởi, phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
  • Điện thoại: 0906.277.889 - 01683.272.441
  • Email: ccty@dongnai.gov.vn

 Địa chỉ Chi cục thú y Đồng Nai

Tìm hiểu cách phòng bệnh thú y chó mèo

Tại TPHCM, việc nuôi thú cưng, chó mèo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu cách phòng bệnh cho thú cưng, hay các quy trình xử lý phòng bệnh thú y tại chi cục, trạm thú y và một số thông tin thêm về trách nhiệm của bản thân khi nuôi thú cưng tại nhà.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo

- Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã

- Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình;

- Bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

- Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;

- Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý tại địa phương

- Lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn

- Hằng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhập thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn;

- Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại;

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận;

- Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận;

- Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách;

- Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức được tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách theo quy định của ngành y tế.

Quy trình tiêm phòng vắc xin dại cho chó mèo

- Thời gian tiêm phòng:

+  Hàng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào tháng 9-10 tại địa điểm đã được thông báo. Ngoài ra, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ vào thời gian đã được quy định.

+  Liều lượng, cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt ít nhất 70% tổng đàn.

-  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo trên địa bàn. Trong vòng 07 ngày trước đợt tiêm phòng và trong thời gian triển khai tiêm phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo hằng ngày trên các phương tiện truyền thông cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về địa điểm và ngày tiêm phòng.

-  Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể việc tiêm phòng vắc-xin Dại trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại cho chủ vật nuôi có chó, mèo được tiêm phòng vắc xin Dại

Xử lý ổ dịch dại chó như thế nào

-  Tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch

+  Tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin dại cho toàn bộ đàn chó, mèo khỏe mạnh trong xã có ổ dịch Dại và các xã tiếp giáp với xã có dịch.

+  Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng Dại.

+  Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.

+  Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch.

-  Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 9 của Luật thú y. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại Điều 25, Điều 27, Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của Luật thú y.

-  Người tham gia xử lý ổ dịch Dại phải sử dụng bảo hộ cá nhân phù hợp (bao gồm kính bảo vệ mắt, khẩu trang y tế, găng tay, ủng và quần áo bảo hộ) theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Giám sát bệnh dại như thế nào

-  Giám sát lâm sàng là biện pháp chủ yếu nhằm phát hiện sớm các ca bệnh dại ở động vật.

-  Chủ vật nuôi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát hiện con vật vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.

-  Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao phát bệnh Dại, phối hợp với các cơ quan chức năng của ngành y tế xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện Kế hoạch giám sát bệnh dại trên địa bàn.

Biện pháp xử lý động vật khi có ổ dịch dại xảy ra

- Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:

+ Tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh Dại.

+ Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;

+ Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;

+ Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.

- Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt - . Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.

Các hình thức xử phạt đối với chủ vật nuôi chó mèo

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng;

- Trường hợp chó cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Theo điểm a,b , khoản 2, điều 7, chương II, Nghị định 90 /2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017:

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

- Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Cách xử lý vết thương khi bị chó, mèo dại cắn

- Rửa sạch vết thương bằng xà bông dưới vòi nước đang chảy 15 phút,

- Sát trùng bằng cồn, không dùng các biện pháp dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam…

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để  được hướng dẫn tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Dại.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.